Nguyên nhân dẫn đến tình trạng lao động bỏ trốn
Nguyên nhân dẫn đến
tình trạng lao động bỏ trốn
Trong những năm qua tỷ
lệ lao động Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài ngày một gia
tăng. Không thể phủ nhận những lợi ích từ XKLĐ mang lại, tuy nhiên bên cạnh đó
cũng có những bất cập, xảy ra tình trạng lao động bỏ trốn, phá hợp đồng. Tại
sao lại như vậy? Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng lao động bỏ
trốn.
Các nguyên nhân dẫn đến
tình trạng lao động bỏ trốn
Thăng Long OSC là dơn vị có tỷ lệ các lao động bỏ trốn ít nhất,
hầu như không đáng kể. Tuy nhiên đứng trước thực trạng lao động Việt Nam bỏ trốn
tại nơi kí Hợp đồng lao động, đã khiến ban lãnh đạo công ty vào cuộc và qua quá
trình tìm hiểu, Thăng Long OSC chỉ ra các nguyên
nhân lao động bỏ trốn như sau:
Điều kiện lao động
Đây là nguyên nhân đầu tiên khiến cho các lao động Việt Nam bỏ
trốn. Tỷ lệ đơn hàng có lao động bỏ trốn nhiều nhất là nông nghiệp, xây dựng,
cơ khí. Lý do là vì điều kiện làm việc đòi hỏi tác phong công nghiệp, chuyên
môn máy móc, người lao động không thích nghi kịp, không theo kịp máy móc nên cảm
thấy mệt mỏi, chán nản.
Những lao động theo đơn hàng nông nghiệp sẽ làm việc tại các
trang trại, đa số các trang trại ở nông thôn, miền núi nên khiến các lao động cảm
thấy cuộc sống tẻ nhạt, buồn chán và đã bỏ trốn đi tìm các công việc khác tại
thành phố.
Lương và chế độ đãi ngộ
Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng lao động bỏ trốn nhiều nhất hiện nay. Thường thì tập
trung tại các đơn hàng không có uy tín từ những đơn vị xuất khẩu lao động trục
lợi cá nhân, làm cò mồi xuất khẩu lao động. Những người lao động khi có ý định
đi lao động nước ngoài, thì nhận được những lời mời chào có cánh về mức lương
cao, công việc nhàn hạ, đãi ngộ tốt.
Do không tìm hiểu thông tin, nên khi đối diện với thực tế mới
vỡ lẽ ra như thể mình bị lừa, mức lương không như ý, chế độ đãi ngỗ không đáp ứng
được mong muốn bản thân nên chán nản và bỏ trốn.
Bị dụ dỗ
Thực tế thì tại các quốc gia như Hàn Quốc, Đài Loan, có không
ít lao động bỏ trốn, và những người này khi bỏ trốn thành công, đã lôi kéo dụ dỗ
những lao động đang làm việc về một công việc khác không bị kìm kẹp, lương cao
…
Ngoài các lý do trên, các lao động bỏ trốn còn vì bắt nguồn từ
các nguyên nhân chủ quan chính họ như muốn tìm công việc khác, đến sống cùng
người yêu, khi bỏ trốn không thể quay lại được nên đâm lao theo lao và họ tiếp
tục với lựa chọn của họ.
Khi bỏ trốn các lao động
sẽ mất mát những gì?
Bỏ trốn khỏi nơi lao động mà người lao động kí kết hợp đồng
trước đó là hành vi vi phạm pháp luật. Các lao động phải hiểu rõ điều này và nhận
thấy những mất mát của chính họ về lợi ích và an toàn của bản thân. Cụ thể là:
Khi bỏ trốn, các lao động sẽ trở thành lao động bất hợp pháp.
Không được đóng bảo hiểm, không được hưởng quyền lợi của người lao động theo
cam kết ban đầu.
Nếu lao động bất hợp pháp bị phát hiện chắc chắn sẽ bị trục
xuất về nước. Các công ty hoạt động về lĩnh vực XKLĐ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân lao động bỏ trốn để từ đó
có biện pháp thích hợp hạn chế tình trạng này.
Bị đánh giá thấp uy tín và năng lực.
Trên đây là những thông tin liên quan đến những nguyên nhân khiến lao động bỏ trốn.
Liên hệ Thăng Long OSC để tư vấn những đơn hàng LĐXK chất lượng, uy tín qua
Hotline 1900 1582.
Tham khảo các chương trình xuất khẩu lao động tại đây.
Tham khảo các chương trình xuất khẩu lao động tại đây.
Nhận xét
Đăng nhận xét